Hệ thống khí nén trong công nghiệp và công thức chọn lựa

Tùy theo lĩnh vực sản xuất của các nhà máy mà có cách bố trí vị trí đặt hệ thống khí nén bao gồm: máy nén khí, bình tích khí – tank, máy làm mát khí, máy sấy khí , bộ lọc khí…khác nhau nhưng đều phải đảm bảo kỹ thuật và phải tuân theo nguyên lý giải nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế các nhà máy thường không chú ý đến vấn đề này, một số phòng máy nén khí chưa đảm bảo được vấn đề khí động học tốt. Khi thiết kế và lắp đặt phòng máy nén khí, nếu vị trí lắp đặt các thiết bị sai thứ tự sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị trên hệ thống khí nén và làm ảnh hưởng đến chất lượng khí nén, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Vậy lắp đặt hệ thống khí nén thế nào là đúng ? Để minh họa cho điều này, Công ty CP Công Trình Công Nghiệp Nguồn - Thiên Á chúng tôi xin đưa ra các sơ đồ lắp đặt và bố trí chuẩn của máy nén khí như minh họa bên dưới:


1. Sơ đồ hệ thống khí nén nắp đặt theo tiêu chuẩn thông thường.
tiêu chuẩn thông thường hệ thống khí nén

Đây là cách lắp đặt hệ thống khí nén thông thường nhất, không yêu cầu chất lượng khí nén phải cao. Hệ thống khí nén này được dùng cho các nhà máy thông thường như cơ khí, dệt máy, điện tử, chế biến gỗ…Chất lượng khí đầu ra đạt độ khô tương đối, nhiệt độ điểm sương khoảng 3-10oC. Thứ tự lắp đặt như sau: Máy nén khí sau đó đến bình chứa khí ( bình tích áp), tiếp đến là bộ lọc sơ cấp hay còn gọi là bộ lọc tách nước- bộ lọc này tách các hạt có kích thước từ 5-10 micro, lọc này có tác dụng giảm tách 1 lượng nước, giảm tải cho máy sấy. Vị trí tiếp theo là máy sấy khí , cuối cùng là một bộ lọc thô(1micro) và một bộ lọc tinh ( 0.1 micro).


2. Sơ đồ hệ thống khí nén nắp đặt theo tiêu chuẩn khí sạch
Tiêu chuẩn hệ thống khí nén sạch

Đây là hệ thống khí nén cho ra chất lượng khí sạch hơn, khô hơn. Hệ này có điểm hơn so với hệ trên là có thêm máy sấy khí hấp thụ ( heatless air dryer) đưa nhiệt độ điểm sương của khí xuống -20oC thậm chí có thể xuống -60oC tùy theo yêu cầu. Tùy theo từng lĩnh vực mà yêu cầu  máy nén khí có thể dùng máy nén khí có dầu hoặc máy nén khí không dầu.


3. Sơ đồ hệ thống khí nén nắp đặt theo tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1 Tiêu chuẩn DIN ISO

Cách lắp đặt này áp dụng cho các nhà máy dùng khí nén đẻ sản xuất : Thực phẩm và ngành công nghiệp nước giải khát, nhà máy bia, ngành công nghiệp dược phẩm, sản xuất bơ sữa, ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp kim loại, kỹ thuật cơ khí, công nghiệp nhựa, công nghiepj hóa học,công nghiệp khí đốt,sản xuất thốc lá, công nghiệp dệt, thổi chai PP, PVC…


4. Sơ đồ hệ thống khí nén nắp đặt theo tiêu chuẩn thổi chai PET
Tiêu chuẩn thổi chai pet

Note : Từ 4 sơ đồ hệ thống khí nén trên ta nhận thấy vị trí của Bình chứa khí luôn đứng ngay sau máy nén khí, điều này đảm bảo áp suất khí nén sau bình chứa khí tương đối ổn định, mặt khác thì nhiệt độ khí nén đi vào máy sấy và các thiết bị lọc đã được giải nhiệt một phần ở Bình chứa khí ( bình chứa khí thường có diện tích lớn nên giải nhiệt tốt), làm cho máy sấy khí và máy nén khí chạy ổn định hơn và bền hơn. Tuy nhiên cách đặt bình trước nó cũng có nhược điểm nhất định.

Mọi thắc mắc về hệ thống khí nén, Quý khách hàng vui lòng gọi HOTLINE - 0243 787 5258 để được tư vấn miễn phí .


5. Lựa chọn công suất và tính năng máy nén khí trục vít:

Máy nén khí trục vít có dầu hoặc máy nén khí trục vít không dầu. Đây là dòng máy nén khí được ứng dụng khi cần lưu lượng lớn từ 1 m3 – 100 m3/phút. Dải áp lực thông thường từ 7 bar – 13 bar. Trong đó máy nén khí có dầu được dùng hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất còn máy nén khí không dầu chủ yếu dùng trong bệnh viện, thí nghiệm, thực phẩm, dược phẩm, sản xuất vi mạch, phòng sạch…

Thông thường khách hàng hay chọn máy nén khí dựa vào các yếu tố sau:
  • Đã có khách hàng sản xuất giống mình sử dụng máy nén khí trước rồi hoặc trước đây đã từng sử dụng máy nén khí nên sẽ chọn loại tương đương về công suất máy nén khí hoặc tương đương về lưu lượng cũng như áp lực.
  • Tính toán tổng lưu lượng các thiết bị sử dụng khí nén x 1.2 ( hệ số dự phòng tổn thất áp lực, dò rỉ ) kết hợp với áp lực cao nhất mà thiết bị sử dụng cần để tính toán chọn ra máy nén khí cần sử dụng.
  • Bên cung cấp máy hoặc bên tư vấn yêu cầu thông số máy nén khí mặc định.
 
Sau khi đã chọn được công suất máy nén khí thì bước tiếp theo cần phải  chọn đường ống khí nén, dây cáp điện, áp tô mát cho máy nén khí trục vít từng loại
  • Máy nén khí trục vít 7.5 kw: Lưu lượng khí nén khoảng 1.2 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 30A, tiết diện cáp điện (mm2): 3.5 – 5.5, đầu ra khí nén: phi 20

  • Máy nén khí trục vít 11kw: Lưu lượng khí nén khoảng 1.8 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 50A, tiết diện cáp điện (mm2): 5.5 – 8, tiết diện đầu ra khí nén: phi 25
  • Máy nén khí trục vít 15kw: Lưu lượng khí nén khoảng 2.5 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 60A, tiết diện cáp điện(mm2): 8 – 14, tiết diện đầu ra khí nén: phi 25
  • Máy nén khí trục vít 22kw: Lưu lượng khí nén khoảng 3.9 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 100A, tiết diện cáp điện(mm2): 14 – 50, tiết diện đầu ra khí nén: phi 25
  • Máy nén khí trục vít 37kw: Lưu lượng khí nén khoảng 6.5 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 150A, tiết diện cáp điện(mm2): 38 – 100, tiết diện đầu ra khí nén: phi 40
  • Máy nén khí trục vít 55kw: Lưu lượng khí nén khoảng 9.5 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 200A, tiết diện cáp điện(mm2): 38 – 100, tiết diện đầu ra khí nén: phi 40
  • Máy nén khí trục vít 75kw: Lưu lượng khí nén khoảng 13 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 225A, tiết diện cáp điện(mm2): 38 – 100, tiết diện đầu ra khí nén: phi 50
  • Máy nén khí trục vít 100kw: Lưu lượng khí nén khoảng 18 m3/phút tại áp lực 7 bar. Chọn Áp tô mát 3 pha 300A, tiết diện cáp điện(mm2): 100 – 150, tiết diện đầu ra khí nén: phi 60
 
Hệ thống sấy lọc và bình tích áp (bình tank) thông thường cũng sẽ có các thông số để phù hợp với từng loại máy và áp suất khác nhau.

Để được tư vấn về hệ thống khí nén, Quý khách hàng vui lòng gọi HOTLINE - 0243 787 5258 để được chúng tôi hỗ trợ.

Tin liên quan

5 yếu tố làm giảm tuổi thọ ắc quy - bộ lưu điện

5 yếu tố làm giảm tuổi thọ ắc quy - bộ lưu điện

9/6/2020

Thông thường thì tuổi thọ của một UPS sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm, Tuy nhiên đây chỉ là một sự ước tính chung, còn trên thực tế thì tuổi thọ của Ắc quy còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nữa. Ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố chính làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy như là: 

XEM CHI TIẾT
Sự kết hợp giữa bộ lưu điện và máy phát điện

Sự kết hợp giữa bộ lưu điện và máy phát điện

9/6/2020

 Bạn đang có một máy phát điện cung cấp nguồi điện kéo dài trong thời gian nguồn điện lưới bị ngắt? Bạn sẽ nhận được những lợi ích nhiều nhất về việc phát điện khi bạn kết nối máy phát điện vào một hệ thống UPS. Tuy nhiên, hiện nay thì có rất nhiều loại UPS, chính vì vậy mà quan trọng nhất là bạn phải chọn được đúng loại UPS cho máy phát điện để nó có thể phát huy tốt nhất những tính năng của nó.

XEM CHI TIẾT
"Bộ lưu điện gia đình" thay thế cho máy phát điện mini

"Bộ lưu điện gia đình" thay thế cho máy phát điện mini

9/6/2020

Trong trường hợp cúp điện, không phải lúc nào máy phát điện cũng là sự lựa chọn hàng đầu để cung cấp nguồn dự phòng cho gia đình bạn, bài viết này còn gợi ý thêm cho bạn một thiết bị khác đó chính là bộ lưu điện.

XEM CHI TIẾT
Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng

Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng

29/5/2020

Thiết kế hệ thống chiếu sáng là một hạng mục không thể thiếu trong các nhà xưởng để đảm bảo trong quá trình sản xuất được thực hiện liên tục ngày đêm.

XEM CHI TIẾT
Thông số kỹ thuật cơ bản trong chiếu sáng

Thông số kỹ thuật cơ bản trong chiếu sáng

29/5/2020

Dưới đây là 1 số thông số kỹ thuật cơ bản trong hệ thống chiếu sáng, mời các bạn tham khảo

XEM CHI TIẾT
Quy trình thi công điện âm tường

Quy trình thi công điện âm tường

29/5/2020

Thi công điện âm trần là một hạng mục quan trọng, để tránh trường hợp gây mất an toàn cũng như tính thẩm mỹ về sau thì cần phải chú trọng đến quy trình thi công 

XEM CHI TIẾT

0243 787 5258